Vừa sử dụng xong đang dự định làm việc khác thì bỗng dưng phát hiện bồn cầu dội không xuống phải làm sao? Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những cách để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Trước tiên, hãy xác định tình trạng và nguyên nhân, tùy từng trường hợp sẽ có những cách giải quyết khác nhau.
Đôi lúc khi bạn xả bồn cầu nhưng lại không có nước thì chắc chắn không có gì để cuốn trôi chất thải đi được. Vậy nguyên nhân bồn cầu không có nước là do đâu?
Điều đầu tiên bạn thường nghĩ đến khi bồn cầu dội không xuống và không có nước là do mất nước tổng. Do đó nước trong bồn chứa, bể nước sẽ không có để cấp xuống két bồn cầu. Nếu việc mất nước là bất khả kháng, ví dụ như do nhà cung cấp hay mất điện thì bạn chỉ còn cách chờ đến khi có nước, có điện lại thôi. Nhưng nếu nhà bạn có nguồn nước dự trữ thì bạn chỉ cần sử dụng máy bơm hoặc bất cứ phương tiện nào để tiếp nước cho bể chứa. Hoặc bạn cũng có thể tự đổ nước vào bồn cầu để dội.
Mất nước khiến bồn cầu dội không xuống
Nếu nhà bạn không bị mất nước thì hãy kiểm tra lại đường ống. Có thể nó đã bị tắc nghẽn ở một điểm nào đó, ngăn chặn sự lưu thông của dòng nước.
Nếu sau khi kiểm tra tổng quan một lần, bạn phát hiện đường dây bị bẹp hoặc xoắn lại thì chỉ cần điều chỉnh dây lại là xong. Nếu không, bạn phải dùng máy định vị để kiểm tra kỹ điểm tắc, rò rỉ, sau đó khắc phục bằng cách thay mới hoặc đắp lại chỗ bị rò rỉ và thông tắc, dọn dẹp cặn bẩn nếu có.
Đường ống cấp nước bị tắc khiến bồn cầu dội không xuống
Gioăng cao su là dụng cụ dùng để tăng tính liên kết giữa các bộ phận trong két nước. Trường hợp gioăng cao su bị mòn hoặc hỏng, nước trong két chứa sẽ rò rỉ xuống lòng bồn cầu, dẫn đến việc bồn cầu không tự bơm nước được để xả. Bạn chỉ cần tháo gioăng cao su ra và thay bằng một cái mới để đảm bảo liên kết giữa các bộ phận với nhau, tránh rò rỉ nước.
Bồn cầu dội không xuống do gioăng cao su hỏng
Bạn đã kiểm tra các trường hợp trên nhưng chúng vẫn ổn thì khả năng lớn là khóa nước bồn cầu của bạn đã bị hỏng.
Hãy sửa chữa chúng hoặc thay thế 1 bộ van khóa hay cả cụm phao khóa nước nếu như bạn cảm thấy chúng không có khả năng tái sử dụng được nữa. Để thay van khóa, bạn chỉ cần chú ý nguyên lý hoạt động của nó, thông thường vặn theo chiều kim đồng hồ là để siết chặt, ngược chiều kim đồng hồ là để nới lỏng.
Khóa nước bồn cầu bị hỏng khiến bồn cầu dội không xuống
Tình trạng này rất hay xảy ra. Cho dù bạn giật nước bao nhiêu lần hoặc đổ nước từ bên ngoài vào thì nước trong bồn cầu vẫn cứ như vậy, không vơi xuống được. Và bạn cần xác định nguyên nhân để áp dụng cách giải quyết cho phù hợp.
Đường ống thoát nước bị kẹt có thể là kẹt giấy vệ sinh, băng vệ sinh, hoặc do một vật cứng khác. Khi sử dụng, nhiều người có thay quen vứt thẳng giấy vệ sinh vào trong bồn cầu và cho rằng giấy mềm sẽ tan và sẽ trôi đi theo dòng nước. Tuy nhiên, có một số loại giấy cứng, khó tan, việc vứt giấy này về lâu dài chúng sẽ dồn lại tại một điểm và gây tắc nghẽn bồn cầu. Tương tự, băng vệ sinh lại là một vật khó phân hủy, chúng được so sánh về độ khó phân hủy với cả nilon. Do đó, nếu bạn vứt chúng xuống bồn cầu thì chắc chắn là chúng không thể tự biến mất được, ngược lại gây ra tình trạng tắc bồn cầu.
Để giải quyết bồn cầu dội không xuống do nguyên nhân này, bạn cần sử dụng đến các phương pháp thông tắc bồn cầu.
Dùng lò xo xoay để thông tắc bồn cầu
Lò xo xoay là dụng cụ chuyên dụng được sản xuất để khắc phục tình trạng này. Lò xo khi đưa vào bên trong đường thoát nước và xoay sẽ khiến cho chất thải tồn đọng có thể từ từ phân rã ra.
Xử lý bồn cầu dội không xuống bằng dây cáp lò xo
Sử dụng pittong để đẩy chất thải
Cũng giống như lò xo xoay, chức năng của pittong là đẩy các chất thải gây tắc nghẽn xuống dưới. Khác với lò xo, pittong lợi dụng lực để thông tắc nghẽn. Dùng phần đế cao su che lỗ thoát nước lại cho thật khít rồi dùng lực ấn xuống cho các vật cản được đẩy xuống dưới.
Sử dụng pittong để xử lý bồn cầu dội không xuống
Tận dụng móc treo quần áo
Nếu không có sẵn 2 dụng cụ trên, bạn có thể tận dụng chiếc móc phơi quần áo. Bẻ nó ra thành một thanh dài có thể luồn vào đường ống thoát, rồi từ từ đẩy các vật gây tắt nghẽn xuống dưới là được.
Tận dụng móc quần áo để thông tắc bồn cầu
Sử dụng baking soda để thông bồn cầu
Baking soda là nguyên liệu được nhiều người tin dùng khi thực hiện tự thông bồn cầu tại nhà. Sử dụng chung với giấm theo công thức 1 chén baking soda và 2 chén giấm để tăng hiệu quả. Sau khi cho hỗn hợp này xuống bồn cầu, đợi khoảng 5 phút rồi cho nước nóng vào (không nên cho nước vừa sôi sẽ làm nứt bồn cầu). Bạn có thể chờ 4 - 6 tiếng sau hoặc để qua đêm, sau đó hãy gạt cần xả nước, bạn sẽ thấy tình trạng bồn cầu dội không xuống biến mất.
Baking soda giải quyết bồn cầu dội không xuống
Dùng Coca Cola
Ngoài baking soda, bạn cũng có thể sử dụng nước ngọt có gas như Coca Cola. Bạn cũng đổ trực tiếp xuống bồn với chai Coca 1,5 lít. Đậy nắp lại và chờ sau 2 tiếng, bạn đã có thể xả nước lại như cũ.
Xử lý bồn cầu dội không xuống bằng Coca
Dùng băng dính để thông bồn cầu
Bạn cần một cuộn băng dính khổ lớn, dán kín miệng bồn cầu lại, hãy chắc chắn là không có một khe hở nào nhé, nếu không nước thải sẽ tràn ra ngoài và bạn không thể thấy được hiệu quả đâu. Tiếp theo, xả nước bồn cầu, không gian kín khiến cho nước không xuống được và lấp đầy bên trong bồn. Phần băng dính sẽ nhô lên, nhiệm vụ của bạn là đẩy nó xuống lại, áp lực sẽ khiến cho nước và các chất thải bắt đầu được tống xuống dưới. Thực hiện trong vài lần để đường thoát nước được sạch sẽ hoàn toàn. Cuối cùng, cẩn thận tháo hết băng dính ra, coi chừng bị bắn vào người nhé. Vệ sinh lại bồn cầu một lần nữa. Tình trạng bồn cầu dội không xuống sẽ biến mất.
Băng dính khắc phục bồn cầu dội không xuống
Sử dụng bột thông cống
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng bột thông cống. Loại hóa chất dùng để chuyên thông tắc bồn cầu, giải quyết vấn đề bồn cầu dội không xuống. Hiện đang được bán tại các tiệm tạp hóa, siêu thị,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng hãy đọc thật kỹ hướng dẫn nhé. Đồng thời, mang đồ bảo hộ khi dùng, đảm bảo không để bột tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, do tính ăn mòn của nó rất nguy hiểm. Do đó, bạn cũng phải để nó ở nơi kín đáo, tránh xa tầm tay trẻ em và người già nhé.
Xử lý bồn cầu dội không xuống bằng bột thông cống
Hầm cầu cũng chỉ là một không gian kín có giới hạn, do đó sau khi dùng một thời gian nó sẽ bị lấp đầy bởi các chất thải. Nhưng nó lại rất dễ bị lãng quên, nên nếu không giải quyết kịp thời sẽ gây ra tình trạng bồn cầu dội không xuống. Biện pháp duy nhất để xử lý vấn đề này đó là hút hầm cầu. Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ có thể giúp bạn khắc phục việc này. Công ty Rút hầm cầu quận 7 chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh bị hỏng. Bạn có thể liên hệ với họ qua số Hotline: 0866.869.530.
Rút hầm cầu quận 7
Vấn đề này xảy ra trong quá trình thực hiện của bên thiết kế và thi công. Sai sót khi lắp đặt có thể sẽ dẫn đến chất lượng sử dụng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân, cho dù là đối với thợ lâu năm. Bạn có thể tìm ra sớm dựa vào một số dấu hiệu như xả nước bồn cầu chảy chậm, xả nước kêu ục ục, hay là việc dội nước không trôi. Vì là liên quan đến kỹ thuật nên bạn không thể tự điều chỉnh được mà bắt buộc cần gọi cho thợ để họ lắp đặt lại.
Bồn cầu lắp sai vị trí khiến bồn cầu dội không xuống
Việc bồn cầu dội không xuống xảy ra đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn và gia đình. Do đó trong quá trình sử dụng, bạn nên kiểm tra thường xuyên và định kỳ chiếc bồn cầu nhà mình, đồng thời không nên xem nhẹ và bỏ qua các dấu hiệu lạ như xả nước kêu, xả nước yếu,... để kịp thời xử lý và khắc phục. Hút hầm cầu định kỳ 2 - 3 năm/lần. Như vậy sẽ giúp bạn phòng tránh tối đa khó khăn xảy ra.